NÊN LÀM CHỨNG NHẬN ISO 22000 HAY GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ?

CHỨNG NHẬN ISO 22000 VÀ GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

I. GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000 LÀ GÌ ?

1/ ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn  ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP, ISO 22000 sẽ giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm và hiện thực hóa việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

2/ Đối tượng áp dụng ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:

– Những nông trại, ngư trường hoặc trang trại sữa

– Những đơn vị chuyên chế biến các thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

– Những nhà sản xuất ngũ cốc, bánh mỳ, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh..

– Những đơn vị cung cấp dịch vụ về thực phẩm như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện…

– Những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ và phân phối, vận chuyển thực phẩm

– Những cơ sở chế biến chất phụ gia, thực phẩm,…

– Những cơ sở đóng gói thực phẩm

3/ Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

  • Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
  • Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng
  • Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận
  • Doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 22000 cho hệ thống thực phẩm sẽ được miễn Giấy phép an toàn thực phẩm

4/ Hiệu lực:

  • 3 năm kể từ ngày cấp

Anh/chị cần làm giấy tờ, chứng nhận cho xưởng sản xuất bánh kẹo, đồ đông lạnh, thực phẩm, bia…, anh chị cần tư vấn liên hệ MS HIỀN 0988726654

II.CHỨNG NHẬN ISO 22000 VÀ GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

CHỨNG NHẬN ISO 22000 THAY THẾ ĐƯỢC GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NÊN 2 CHỨNG NHẬN NÀY CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG NHAU

Về bản chất, giấy chứng nhận ISO 22000 và giấy phép an toàn thực phẩm đều có chung một mục đích là nhằm đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận sau đây sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

  • Thực hành sản xuất tốt (GMP)
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
  • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)
  • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC)
  • Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)

Từ đây, có thể hiểu, Giấy chứng nhận ISO 22000 có giá trị tương đương với giấy phép ATTP. Nếu cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 thì cũng đồng nghĩa với việc đã đủ tiêu chuẩn để sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không cần tiến hành thêm thủ tục xin cấp giấy phép ATTP. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho cơ sở. Đồng thời, cũng góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính cho các cơ sở sản xuất thực phẩm.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nếu cơ sở có đủ hai loại giấy chứng nhận trên thì sẽ là một thế mạnh vô cùng lớn cả về mặt pháp lý lẫn quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ nhất, cơ sở sẽ đảm bảo các điều kiện an toàn về thực phẩm. Khi đó, cơ sở đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, cơ sở sẽ tạo sự tin tưởng cho các đối tác trong và ngoài nước. Bởi, một cơ sở đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn đánh giá trong nước cũng như quốc tế thì không còn nghi ngờ về chất lượng sản xuất thực phẩm.

Trên đây là những giải đáp của em về việc băn khoan ISO 22000 có thay thế được giấy phép ATVSTP không, nếu các bác còn khó khăn về cập nhật quy định và làm thủ tục như thế nào thì liên hệ trực tiếp Em Hiền 0988726654 để được hỗ trợ tư vấn.

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ MS HIỀN 0988726654

MS HIỀN 0988726654 (zalo/tel)

hienbt@airseaglobalgroup.com.vn

? Add: AIRSEAGLOBAL – Phòng 2412, tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, HN